Đủ kiểu dạy kỹ năng sống cho học sinh

Kỹ năng sống được nhắc đến nhiều và trở thành một hoạt động giáo dục thường xuyên trong các trường phổ thông nhưng thực trạng giảng dạy và hiệu quả ra sao lại chưa có thước đo.

Vụ việc 3 học sinh (HS) mầm non bị bỏng nặng vì học kỹ năng thoát hiểm vừa qua ở Hà Nam như thêm một câu hỏi lớn: Phải chăng khi hậu quả xảy ra, chúng ta mới nhìn lại hiện nay, từ phương pháp, chương trình đến giáo viên giảng dạy kỹ năng sống (KNS) đều có vấn đề?

Lệch lạc về khái niệm

Tháng 8-2015, dư luận cả nước ngỡ ngàng khi sách “Thực hành KNS cho học sinh lớp 1” của một tác giả dạy HS bài học về lòng dũng cảm bằng cách đi qua thảm thủy tinh. Chưa hết, bài học về lòng dũng cảm còn có phần mô tả HS lấy kim tiêm tự đâm vào tay, rút ra, sau đó tự thoa thuốc đỏ rồi dùng bông băng lại. Theo tác giả, trẻ em hiện nay thấy kim tiêm là khóc nên bài học này sẽ giúp trẻ đối diện với sự sợ hãi. Nhóm tác giả lý giải đó là những kỹ năng sinh tồn và đa số chúng ta chết vì sợ hãi chứ không phải chết vì tai nạn…

Rất may, trước những phản ứng của phụ huynh và các nhà giáo, NXB Giáo dục Việt Nam đã thu hồi hàng loạt sách dạy KNS có những bài học phản cảm như trên.

Theo các chuyên gia giáo dục, các sách dạy KNS đang bán tràn lan đều được viết dựa theo quan niệm, kinh nghiệm của mỗi tác giả. Chính vì thế, không ít cuốn sách “đánh” vào tâm lý của phụ huynh là muốn con giỏi, thông minh nên có những cái tên rất “kêu”, rất thu hút như giáo dục kỹ năng tư duy hay những bài học tự cổ vũ bản thân, ai cũng tài giỏi…

Đủ kiểu dạy kỹ năng sống cho học sinh - Ảnh 1.

Kỹ năng sống đã trở thành môn học bắt buộc ở các cấp học tại TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Sở dĩ có điều này là vì nhiều tác giả hiện nay hiểu nhầm trẻ em là người lớn thu nhỏ nên đã lấy những quan niệm của người lớn về áp dụng và giảng dạy HS, do đó nhầm lẫn kỹ năng và thái độ, hành vi. Theo ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh – giảng viên Trường Phát triển tài năng và tính cách John Robert Powers, nguyên giảng viên Khoa Ngoại ngữ Trường ÐH Sài Gòn – UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) – định nghĩa KNS là kỹ năng hình thành các hành vi tích cực và thích nghi, cho phép mỗi cá nhân ứng phó hiệu quả với các đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hằng ngày; nói cách khác là năng lực tâm lý xã hội… KNS có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng. Các kỹ năng này có thể xếp thành 3 nhóm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng làm việc với người khác và kỹ năng hiểu được chính mình.

Giáo viên thiếu, chương trình “nghèo”

Bắt đầu từ năm học 2010-2011, chương trình KNS được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ÐT) triển khai từ bậc tiểu học và gợi ý đây là môn học mở, tùy điều kiện từng trường để áp dụng. Đến nay, chương trình đã triển khai rộng khắp từ bậc mầm non đến THPT.

Tại TP.HCM, theo bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ÐT TP, quy định của sở là tất cả đơn vị trường học trong năm học phải đưa giáo dục KNS vào một trong những hoạt động bắt buộc của buổi học thứ hai (đối với các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày), đồng thời đưa vào kế hoạch hoạt động của đơn vị để sở phê duyệt vào mỗi đầu năm học. Khi thực hiện ký kết với các đơn vị đào tạo, trường học cần quan tâm và bảo đảm 3 yếu tố: tính pháp lý của đơn vị hợp tác – được cấp phép hay chưa, đội ngũ giáo viên và chất lượng chương trình đào tạo.

Quy định là vậy nhưng thực tế hiện nay ở các trường, giáo dục KNS mới chỉ dừng lại ở hình thức mỗi nơi mỗi kiểu, nơi hào hứng, nơi lại kêu khó. Khó khăn lớn nhất của các trường là không có đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp giảng dạy, hầu hết là kiêm nhiệm. Chính vì kiêm nhiệm nên nhiều hoạt động chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”.

Theo ông Trần Trọng Khiêm, Phó trưởng Phòng GD-ÐT quận Tân Phú phụ trách bậc tiểu học, quận cũng mới đưa hoạt động dạy KNS vào các trường trong 3 năm trở lại đây. Điều thuận lợi là được lựa chọn đơn vị giảng dạy từ một trong các trung tâm đã được Sở GD-ÐT TP HCM thẩm định và cấp phép từ giáo viên đến giáo trình. Nội dung giảng dạy cơ bản đáp ứng được các yêu cầu từ thực tế của HS trên cơ sở xây dựng các tình huống xảy ra và cách giải quyết các tình huống đó.

Thế nhưng, hoạt động này cũng gặp không ít khó khăn khi triển khai thực hiện. “Ðó là thời lượng chương trình quá ít, chỉ 1 tiết/tuần. Vì thế, nhiều trường chọn cách dạy tập trung, mà dạy với số lượng quá đông, từ 200-300 HS, thì rõ ràng hiệu quả sẽ không như mong muốn” – ông Khiêm băn khoăn. 

Theo Người Lao Động – Đặng Trinh

Có nên dẹp bỏ thư viện trường học: Học sinh thờ ơ, thư viện thành nhà kho

Nhiều học sinh từ cấp tiểu học đến sinh viên các trường đại học, cao đẳng đều không hề biết thư viện trường ở đâu vì lí do đầu sách nghèo nàn, lạc hậu.

Có nên dẹp bỏ thư viện trường học: Học sinh thờ ơ, thư viện thành nhà kho - 1

Một góc thư viện sách của một trường tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Đỗ Hợp

Thư viện chỉ bằng phòng học, chủ yếu sách giáo khoa

Đỗ Thị Hạnh, học sinh một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, em không hay lên thư viện của trường. Mặt khác, Hạnh cho rằng, muốn ngồi đọc trên thư viện cũng khó có thời gian tìm sách vì giờ ra chơi giữa tiết có 5 phút, không lên kịp đọc gì đã hết giờ.

“Nếu như bên nước ngoài em thấy thư viện rất nhiều đầu sách, mở cửa thời gian dài trong ngày cho học sinh lên học thì ở trường em, thư viện chỉ mở trong buổi sáng, đến hơn 11h đã đóng cửa trong khi gần 12h bọn em mới được tan học. Như vậy, thời gian đâu để lên đọc sách trên thư viện được”- Hạnh nhấn mạnh.

Hạnh cho rằng, trong tuần em có 1-2 lần lên thư viện để mượn sách về nhà đọc. Cứ mượn 2 cuốn đọc xong trả thì lại mượn cuốn khác: “Nhiều lúc, em đến sớm muốn ngồi thư viện đọc sách thì nhân viên vẫn chưa đến, chưa mở cửa cho vào”- Hạnh cho hay.

Sở dĩ, theo Hương, thư viện trường em khá rộng, có phòng đọc cho giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, đầu sách cũng không phong phú, cộng với thời gian giờ ra chơi tranh thủ không được bao nhiêu thời gian nên cứ học xong là em về. Họa hoằn lắm trong năm em mới lên thư  viện mượn 1,2 cuốn sách về đọc.

“Thư viện trường em chỉ mở buổi sáng. Chiều muốn đến đọc sách cũng chịu đấy. Mặt khác, thư viện chủ yếu chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo, mà những sách này thì đa số học sinh mua được. Chúng em cần những cuốn sách tâm lý, dạy kỹ năng sống với lứa tuổi,… nhưng  tìm mỏi mắt không có luôn”- Hương nhấn mạnh.

Cô Phạm Thị Nguyên An, giáo viên dạy Toán – Tin của một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, thư viện ở nhiều trường còn khá nghèo nàn. Sách trên thư viện chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo các môn học nên khó có thể hấp dẫn học sinh.

Cũng theo cô An, thư viện trường cô dạy ngoài sách thì còn có lắp thêm 10 máy tính. Chính vì thế, thay vì lên thư viện đọc sách, nghiên cứu, mượn sách về nhà thì học sinh lên thư viện chỉ để ngồi máy tính và vào mạng đọc báo.

“Đúng là ngoài việc đầu sách còn nghèo nàn thì việc các thư viện mở thì muộn mà đóng thì sớm cũng khiến cho thư viện các trường học luôn chỉ có ít học sinh ngồi đọc”- cô giáo An nhấn mạnh.

Tại nhiều trường cao đẳng ở Hà Nội, thư viện trường có số đầu sách khá khiêm tốn nên phần lớn sinh viên đến thư viện chỉ để… đọc báo.

Một sinh viên khoa Kế toán cho biết, thư viện trường rất ít sách, đặc biệt là sách phục vụ chuyên ngành. “Muốn có sách tham khảo, nghiên cứu thì phải lên thư viện tổng hợp . Tuy nhiên, sách ở thư viện không đủ cung cấp nên cứ có bài luận, bài tập là phải lên mạng dùng “Google” để tra cứu.

Có nên dẹp bỏ thư viện trường học: Học sinh thờ ơ, thư viện thành nhà kho - 2

Góc truyện tranh của một thư viện. Ảnh: Đ.H

Vì sao học sinh vẫn “thờ ơ” với thư viện?

Lượng bạn đọc ít và không thường xuyên, hình thức hoạt động đơn điệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn là thực trạng của hệ thống thư viện ở nước ta hiện nay.

Câu hỏi đặt ra là, liệu điều này có gây ra sự lãng phí lớn khi các trường hàng năm vẫn phải xây phòng ốc cũng như hàng năm các trường vẫn phải trích tiền chi cho việc mua sách không?

Trao đổi về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng,  sở dĩ có thực tế này, vì ở Việt Nam chúng ta không dạy trẻ con đọc sách. 

TS Hương cho rằng, nếu các trường có thư viện mà học sinh không được tiếp xúc thường xuyên thì quá lãng phí, thậm chí có hại khi trẻ em học được tính hình thức từ người lớn.

Theo TS Hương, việc việc dạy trẻ có thói quen đọc sách là điều phụ huynh cần phải làm vì khi có sách, con sẽ không tin hoàn toàn vào thông tin trên mạng. Thậm chí, học sinh phải có khả năng kiểm chứng cả thông tin mạng.

Theo TS Hương, để thư viện các trường hoạt động hiệu quả hơn hiện nay thì các trường nên có tổng hợp về số lượng sách được học sinh đọc nhiều, số học sinh không bao giờ cầm tới, dạng tài liệu được thao khảo rộng rãi. Số thời gian học sinh ở trong thư viện. Có như vậy, mới biết nên thêm mới sách nào, bỏ đi sách không hữu ích, tránh được lãng phí đầu tư vào thư viện trường học.

“Cần có sự kiểm tra kiểm soát việc dạy kĩ năng đọc sách trong nhà trường”- TS Hương nhấn mạnh.

Vậy ngày nay khi mạng bùng nổ, chỉ một “click” đã có thể đủ thông tin và thay thế sách được không? TS Hương cho rằng, sách trên thư viện là một nguồn tư liệu không thể thay thế: “Nhưng việc con thích đọc sách hay không lại là quan niệm của bố mẹ là chính. Khi bố mẹ rèn được cho con “nghiện” lên thư viện, “nghiện” đọc sách, coi sách là nguồn tư liệu phong phú thì lúc đó con sẽ tự lựa chọn và chủ động trong việc lên thư viện đọc sách”- TS Hương nhấn mạnh.

Có nhất thiết phải ngồi ở thư viện?

Tại một hội thảo về đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới hồi cuối năm 2018, nhà sử học Dương Trung Quốc nói xưa thư viện là nơi lưu trữ sách và mọi người đến tìm sách để đọc, nhưng nay thời đại đã thay đổi. Ông cho rằng ngành thư viện cần trả lời câu hỏi “có nhất thiết là mọi người phải đến thư viện ngồi đọc sách nữa không?”

Ông Dương Trung Quốc cho rằng, nếu câu trả lời là vẫn cần thiết thì các thư viện cần làm gì đó để phát huy được vai trò của mình. Ông gợi ý thư viện cần chuyển đổi thành một không gian sáng tạo, một nơi để mọi người đến tiếp nhận, trao đổi tri thức. Đừng nghĩ thư viện chỉ là sách mà còn là các hoạt động văn hóa khác.

Theo Đỗ Hợp (Tiền Phong)

‘Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh’

‘Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh’ là 1 trong 9 nhiệm vụ Phòng Giáo dục quận Tân Bình (TP.HCM) sẽ tập trung thực hiện trong năm học mới.

Học sinh tiểu học của quận Tân Bình trong ngày tựu trường /// Bảo Châu

Học sinh tiểu học của quận Tân Bình trong ngày tựu trường.  (Bảo Châu)

Ngày 30.8, Phòng Giáo dục quận Tân Bình (TP.HCM) tổ chức lễ tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới.

Theo thống kê từ Phòng Giáo dục quận Tân Bình, 100% thư viện các trường tiểu học và THCS đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh như: Kể chuyện theo sách, triển lãm sách, giới thiệu sách và tác giả, tổ chức ngày hội sách…

Năm học 2018-2019, 13/13 trường THCS đã tham gia hội thi Lớn lên cùng sách cấp quận dành cho các lớp 6, 7, 8 và 9. Qua hội thi học sinh hiểu và lan tỏa việc đọc sách, phát triển kỹ năng viết văn. 

Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, đánh giá các trường ngày càng mạnh dạn hơn trong việc chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên môn, tích cực đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát huy năng lực, sự sáng tạo của học sinh, trang bị cho học sinh kỹ năng tự học, các kỹ năng cần thiết để hội nhập, làm chủ công nghệ

Lãnh đạo Phòng Giáo dục quận Tân Bình cho hay trong năm học mới 2019 – 2020, phòng sẽ tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ cụ thể như: Tiếp tục phối hợp với các phòng ban tham mưu UBND quận đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường trên địa bàn; tăng cường cơ sở vật chất trường lớp; đầu tư trang thiết bị hiện đại; đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng kịp thời cho việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; giáo dục thể chất cho học sinh; bảo đảm an toàn trường học.

Theo Thanh Niên – Bích Thanh

Cô bé cõng em băng suối đến trường.

khai giảng,tựu trường,năm học mớikhai giảng,tựu trường,năm học mới

5 giờ sáng, khi sương mờ còn giăng kín đỉnh núi trước nhà, Trình Thị Lan đã ăn vội bắp ngô non, chuẩn bị quần áo để đến trường. 11 tuổi nhưng Lan nhỏ thó, thấp bé hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Bộ quần áo truyền thống dân tộc Dao được mẹ may cho từ năm ngoái, đến năm nay vẫn rộng thùng thình so với cân nặng vỏn vẹn 23 – 24 cân của em.

Sáng nay, Lan sẽ đến trường ôn tập, sinh hoạt tập thể để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới. Nhưng không chỉ đến trường một mình, Lan còn cõng theo cậu em trai hơn 2 tuổi, tên Hiếu, trên hành trình 3km.

Bố của Lan cột chiếc địu vào lưng em, vỗ về cậu con trai 2 tuổi và không quên dặn Lan đi chậm rãi, cẩn thận. Cô bé chào bố rồi vui vẻ cõng em tới trường.

Đôi chân Lan thoăt thoắt men theo con đường đất gập ghềnh. Để đến trường, em sẽ phải vượt qua một cây rưỡi đường đồi núi, sỏi đá lởm chởm và băng qua hai con suối. Đến mỗi đoạn dốc, cô bé lại còng gập lưng, một tay đưa về sau giữ em, một tay nắm chặt sách vở, gắng bước lên thật nhanh. Thỉnh thoảng, đặt chân lên hòn đá trơn trượt, Lan đững sững lại, giữ thăng bằng rồi mới dám bước tiếp. Sau trận mưa lớn cách đây mấy hôm, con đường đất sạt lở, trơn trượt, bùn đất bám đầy trên ống quần cô bé.

khai giảng,tựu trường,năm học mớikhai giảng,tựu trường,năm học mới

khai giảng,tựu trường,năm học mới

Hết con dốc lại đến con suối. Lan bảo, con suối là “ác mộng” của em vào mỗi mùa mưa. Khi ấy nước suối dâng cao, chảy siết, người lớn qua còn khó. Em có qua được thì cũng ướt nhẹp đến đầu gối, nước bắn tung tóe lên sách vở. Mùa khô này, nước chỉ chạm cổ chân, Lan vẫn có thể vừa cõng em vừa khéo léo ven theo hàng sỏi cao để sang bờ bên kia. Cậu em trai nằm im trên lưng chị, ngoan ngoãn ôm lấy cổ chị.

Thật kỳ lạ khi cô bé chỉ hơn hai chục cân nhưng vẫn vui vẻ cõng theo cậu em trai nay đã nặng 8 kilogram. Thỉnh thoảng, Lan còn trêu đùa với em, vừa đi vừa chỉ cho em con chim, con cá rồi hai chị em lại khúc khích cười vui. Dường như, cô bé chẳng mấy để ý đến gương mặt đã ướt mồ hôi của mình.

Sau một tiếng rưỡi đi bộ, hai chị em Lan cũng đã đến điểm trường Làng Cổng (Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Đồn Đạc 2, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh). Cả hai chị em rạng rỡ hẳn lên, vui vẻ chạy vào lớp. Bạn bè của Lan đã quá quen với “người bạn cùng lớp” mới chỉ 2 tuổi nên cũng ùa tới giúp Lan cởi địu cho em.

khai giảng,tựu trường,năm học mớikhai giảng,tựu trường,năm học mới

Cậu bé được sắp xếp ngồi ngay ngắn bên cạnh chị gái mình. Cậu được các anh chị người thì cho mượn chiếc bút, tờ giấy, người thì cho miếng bánh, chiếc kẹo.

Cô Nguyễn Việt Hà – giáo viên chủ nhiệm năm Lan học lớp 4 vẫn nghẹn giọng nhớ lại ngày đầu tiên cô học sinh người Dao cõng em trai tới trường.

“Lan thường có thói quen đến lớp rất sớm nhưng hôm đó, trống đã điểm mà tôi vẫn chưa thấy em đâu. Một lúc sau, tôi thấy cô bé bẽn lẽn đứng ở cửa lớp, trên lưng còn địu cậu em trai. Cô bé run rẩy hỏi “Con địu em bé đến lớp học cùng có được không cô”? Lúc đó nhìn hai chị em Lan, chị thì mặt mũi nhễ nhại mồ hôi, cậu em thì mắt ngân ngấn nước mà tôi cũng trào nước mắt vì thương, xúc động. Tôi đồng ý cho em vào học cùng Lan rồi sắp xếp cho cậu bé ngồi cạnh chị.”

“Là giáo viên chủ nhiệm, tôi vốn biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình em nhưng lúc đó tôi cũng không khỏi ngạc nhiên khi em phải cõng theo em trai đến trường.” – cô Việt Hà chia sẻ thêm.

khai giảng,tựu trường,năm học mới

Thương cô trò nhỏ mỗi sáng trèo dốc, lội suối ròng rã 3 kilomet cõng em đến trường, vài ngày sau, cô Việt Hà lập tức đến thôn Khe Mằn (xã Đồn Đạc 2, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) thăm và hỏi tường tận hoàn cảnh gia đình em.

“Con đường vào nhà Lan gập ghềnh, nhấp nhô lại qua mấy đoạn suối trơn trượt, tôi còn vất vả mới vào đến nơi. Nghĩ đến cảnh mỗi sáng em còng lưng cõng em trai vượt con đường ấy đến trường mà tôi vừa xót xa vừa cảm phục.”

Trình Thị Lan sinh ra và lớn lên trong một hộ gia đình nghèo với cha mẹ đều là người dân tộc Dao. Bố em bị bệnh động kinh nên thường xuyên đau ốm, không lao động được, năm ba tháng lại phải đi bệnh viện tâm thần tỉnh điều trị. Mẹ là lao động chính trong nhà nên quanh năm phải đi nương rẫy, mùa ngô trồng ngô, mùa lúa trồng lúa không thì đi cắt cỏ thuê, hái rau rừng.

 

Một mình mẹ em vừa lo chữa bệnh cho chồng, nuôi 3 đứa con trong đó có Lan và chị gái đang tuổi ăn học. Vì chị gái Lan đã học tới lớp 9, sắp có thể đi học nghề nên nhiều lần, bố mẹ muốn khuyên Lan nghỉ học, ở nhà trông em để mẹ kiếm tiền nuôi người chị ăn học. Mỗi lần như vậy, cô bé đều van xin bố mẹ đừng bắt em nghỉ học rồi khóc cả đêm không thôi.

khai giảng,tựu trường,năm học mớikhai giảng,tựu trường,năm học mới

“Con bé sợ phải nghỉ học lắm. Cứ đi học về là vội vã phụ bố mẹ nấu cơm, cho gà cho vịt ăn, cắt rau, cắt cỏ, chăm em… Nó cố gắng làm hết việc trong nhà để bố mẹ yên tâm cho đi học. Ngày mùa, không gửi em cho ai được, tôi thì ốm nặng, muốn Lan nghỉ học vài hôm nó cũng không nghe, khóc cả đêm rồi xin được cõng em tới trường.” – anh Trịnh A Tài, bố của Lan kể lại.

khai giảng,tựu trường,năm học mớikhai giảng,tựu trường,năm học mớikhai giảng,tựu trường,năm học mới

Từ trường về nhà, cô bé vừa đặt em xuống với bố lại chạy vội đi nấu cơm, cho đàn vịt ăn, quét dọn sân vườn. Mâm cơm của cả gia đình 5 người chỉ vỏn vẹn một đĩa đỗ xào muối trắng, bát quả trám rừng kho riềng. Thỉnh thoảng, để dễ ăn, Lan lại đứng dậy đổ thêm nước lọc vào cơm rồi vừa ăn vừa kể chuyện trên lớp cho bà và bố mẹ nghe.

Chiều chiều em theo mẹ ra đồng cắt cỏ, hái rau hoặc trông em, đọc truyện cho em nghe. “Con không sợ vất vả, con chỉ sợ phải nghỉ học. Con rất muốn được học chữ, được đến trường nhưng không biết bố mẹ nuôi con ăn học được đến bao giờ. Bố con bệnh nặng lắm cô ạ.” – cô bé rơm rớm nước mắt tâm sự.

khai giảng,tựu trường,năm học mới

Thương cô học trò nhỏ, cô Việt Hà đi quyên góp từ bạn bè, đồng nghiệp từng bộ quần áo, sách vở và tiền mặt cho Lan. Cô cũng không ngại khó, nhiều lần vào thăm nhà Lan, động viên bố mẹ cho em được đến trường.

Cô Hà báo cáo trường hợp của em Lan cho ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục huyện Ba Chẽ. Ban giám hiệu đồng ý với việc có thêm thành viên nhí 2 tuổi trong lớp học tại điểm trường Làng Cổng. Đợi khi cậu bé cứng cáp hơn, các thầy cô sẽ giúp gia đình đăng kí cho cậu bé học nhà trẻ.

khai giảng,tựu trường,năm học mới

Cô bé Lan phấn khởi thấy rõ kể từ khi được cô Hà và nhà trường đồng ý cho hai chị em cùng đến lớp.

“Hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng Lan vẫn học hành rất chăm chỉ. 4 năm liền em đều có kết quả học tập tốt, nằm trong nhóm học sinh học khá giỏi của lớp. Điều đặc biệt là Lan rất ngoan, lễ phép và lạc quan. Em chưa bao giờ than thở hay có ý định bỏ học. Đây là điều đáng quý khiến thầy cô, bạn bè xúc động,” – cô Hà chia sẻ.

khai giảng,tựu trường,năm học mới

Ở tuổi 11, cô bé Trình Thị Lan luôn nung nấu ước mơ được trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho bố, cho gia đình và những người đồng bào dân tộc Dao nghèo khó.

“Nhiều lần bố con đau lắm nhưng không có tiền để đi viện. Bố toàn cố chịu đau thôi. Bố sợ đi viện tốn tiền sẽ không có tiền mua gạo cho chị em con ăn.” – Lan kể.

“Con ước mơ có thể học giỏi và trở thành bác sĩ. Nhưng con chỉ sợ, bố mẹ không thể nuôi con ăn học…” – cô bé nói.

khai giảng,tựu trường,năm học mớikhai giảng,tựu trường,năm học mới

Sau khi nắm được hoàn cảnh đặc biệt của Lan và tinh thần vượt khó, hiếu học của em, lãnh đạo phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Ba Chẽ đã trực tiếp đến thăm hỏi, vận động gia đình. Năm học mới 2019 – 2020, các thầy cô đã quyên góp ủng hộ, lắp đặt góc học tập mới, mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho Lan. Cô Hoàng Thị Oanh – trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Ba Chẽ  nhiều lần trực tiếp đến nói chuyện, động viên gia đình đưa bé Hiếu – em trai Lan đến điểm trường mẫu giáo gần nhất vào năm học mới này.

khai giảng,tựu trường,năm học mới

Huyện Ba Chẽ là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, về kinh tế, điều kiện địa lý, xã hội và đặc biệt là giáo dục. 80% học sinh tại đây là người dân tộc thiểu số với tỷ lệ các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn rất cao. Người dân tộc Dao vẫn còn có tư tưởng, nhận thức lạc hậu, không muốn cho con em đến trường và thậm chí chính các em cũng ngại khó, ngại khổ, ngại học tập. Cứ khó khăn một chút là nhiều em nghỉ học, bỏ học. Việc em Lan kiên quyết đến trường dù phải đi xa, phải cõng theo em thể hiện tinh thần hiếu học hiếm có của em. Do vậy chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em được theo đuổi ước mơ đến trường.” – cô Hoàng Thị Oanh – trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện chia sẻ.

khai giảng,tựu trường,năm học mới

Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Chẽ có hơn 5000 học sinh ở các bậc học khác nhau với gần 80 điểm trường, hầu hết đều nằm ở các thôn bản miền núi có điều kiện khó khăn. Những ngày chuẩn bị cho năm học mới, các thầy cô tại đây lại lặn lội vào từng thôn, bản, đến từng gia đình động viên các em tới lớp tới trường. Hành trình cõng em đến trường, quyết tâm không bỏ học của cô bé Lan trở thành câu chuyện xúc động được các thầy cô mang đến các bản làng để chia sẻ tới mọi người nhằm khích lệ tinh thần các học trò nghèo khác.

khai giảng,tựu trường,năm học mớikhai giảng,tựu trường,năm học mới

“Cô học trò nhỏ còn không ngại khó ngại khổ vượt dốc, băng suối đến trường thì những người thầy như chúng tôi sao có thể vì sợ vất vả, cực nhọc mà bỏ rơi các em. Chúng tôi vẫn sẽ bám trường, bám lớp, tiếp tục đến các thôn bản để vận động các gia đình dân tộc thiểu số cho con đến trường. Đồng thời huy động nguồn xã hội hóa để xây dựng trường, lớp khang trang hơn, giúp đỡ cho nhiều em học sinh khó khăn hơn nữa. Mục tiêu của ngành giáo dục huyện Ba Chẽ và toàn tỉnh Quảng Ninh chính là để 100% trẻ em được tới trường. Chúng tôi sẽ cùng Lan và tất cả học sinh của mình viết tiếp ước mơ đến trường…” – cô Oanh cho hay.

khai giảng,tựu trường,năm học mớikhai giảng,tựu trường,năm học mới

khai giảng,tựu trường,năm học mới

Theo Vietnamnet – Linh Trang – Anh Phú – Diễm Anh

Bí quyết bổ sung dinh dưỡng mùa tựu trường cho bé.

Mùa tựu trường đâu chỉ có nỗi lo đồng phục hay cặp sách, dinh dưỡng cho con cũng không kém phần thách thức. Bổ sung dinh dưỡng như thế nào để bé có thể trạng tốt, theo kịp chương trình học và các hoạt động ngoại khoá, đồng thời mẹ vẫn tiết kiệm thời gian là bài toán khó. Tham khảo ngay những bí quyết dưới đây để “gỡ rối”.

Trong những tháng hè không đến trường, trẻ được mẹ chăm lo đầy đủ những bữa ăn theo sở thích, giàu dinh dưỡng. Đến lúc đi học trở lại, ngoài áp lực bài vở, trẻ còn phải “chạy đua” với những lớp học thêm và tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá. Chính vì thế, những bữa ăn “phát sinh” giúp bé bổ sung đầy đủ năng lượng sau giờ học, bên cạnh những bữa ăn chính hay bữa ăn tại trường là điều mẹ quan tâm nhất.

Bí quyết bổ sung dinh dưỡng mùa tựu trường cho bé - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Quay trở lại trường học, bé rất cần được bổ sung đầy đủ năng lượng để hết mình học tập và vui chơi.

Từ góc độ khoa học, ở mỗi độ tuổi, trẻ lại cần mức năng lượng khác nhau để đáp ứng hoạt động học tập, sinh hoạt và vui chơi, vận động mỗi ngày. Trong giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi, trẻ cần khoảng 1.350 – 2.200 kcal, thường có nhu cầu ăn nhiều loại thức ăn hơn trước và có thể ăn 4-5 lần/ngày. Các bữa ăn chính chỉ có thể bổ sung 70-75% năng lượng mà cơ thể cần, 20-30% còn lại cần được bổ sung từ những bữa ăn phụ. (Nguồn thông tin từ: Chuyên gia quản lý sức khỏe và chiến lược Bethany Thayer – Trung tâm Xúc tiến và phòng ngừa dịch bệnh của Hệ thống y tế Henry Ford ở Detroit). 

Tuy nhiên, quỹ thời gian của mẹ cũng có hạn. Tất bật xoay sở giữa rất nhiều đầu việc trong một ngày, “hôm nay ăn gì” trở thành một câu đố hóc búa của mẹ. Bí quyết vàng cho mẹ là hãy thử những món ăn có thời gian nấu nhanh, có hương vị, màu sắc kích thích vị giác của bé. Để làm được điều này, mẹ rất cần một nguồn thông tin dinh dưỡng đáng tin cậy, những công thức món ăn mới lạ, bắt mắt giúp mẹ có thể nhanh chóng có lựa chọn phù hợp cho bé nhà mình.

Cung cấp cho mẹ nguồn thông tin dinh dưỡng đáng tin cậy – website Ăn uống chuẩn chuyên gia (Eat Like A Pro): http://www.eatlikeaprobybeko.com/eatlikeapro-vn/ với tập hợp đầy đủ các công thức hướng dẫn làm món ăn nhanh gọn dành cho bé những buổi sáng – trưa – chiều tiện lợi, nhanh chóng. Đây là một nguồn cập nhật nhiều thực đơn “chuẩn chuyên gia” hấp dẫn, đầy đủ dưỡng chất và chỉ cần 10-30 phút thực hiện mà mẹ có thể tham khảo ngay.

Được biết đây là những công thức nằm trong chiến dịch “Eat Like A Pro – Ăn uống chuẩn chuyên gia” của Beko – thương hiệu thiết bị gia dụng Châu Âu, hợp tác cùng UNICEF và Quỹ Barça được triển khai từ năm 2018 với mục tiêu cốt lõi là truyền cảm hứng cho trẻ em ăn uống hợp lý như những người hùng của các em

Một số món ăn thú vị có thể kể đến ví dụ như pizza, burger, sinh tố nhiều màu hay bánh quy. Mẹ có thể thử trổ tài với món pizza ít béo chỉ mất 10 phút thực hiện, sinh tố cầu vồng – bản giao hưởng sắc màu với nhiều loại trái cây chỉ tốn 15-20 phút, hay bánh quy gừng thơm phức sẵn sàng cho bé trong nửa tiếng đồng hồ.

Bí quyết bổ sung dinh dưỡng mùa tựu trường cho bé - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Mẹ đã sẵn sàng trổ tài với những món ăn bắt mắt, đầy đủ dưỡng chất chưa nhỉ?

Bên cạnh đó, một bí quyết nữa để phát huy tối đa các dưỡng chất trong thực phẩm, giúp con khoẻ mạnh hơn là bảo quản nguyên liệu đúng cách nhưng vẫn giúp mẹ tiết kiệm thời gian. Tủ lạnh có những tính năng hiện đại như ngăn rau củ giữ ẩm tối ưu hay 2 dàn lạnh độc lập giúp hạn chế luân chuyển không khí giữa các ngăn sẽ giúp mẹ dự trữ nguyên liệu tươi ngon trong thời gian dài.

Bí quyết bổ sung dinh dưỡng mùa tựu trường cho bé - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Tủ lạnh cũng có thể là trợ thủ giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng hiệu quả cho bé.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều lựa chọn tủ lạnh đáp ứng được những nhu cầu trên, nổi bật có thể kế đến tủ lạnh của Beko. Nhờ vào hệ thống làm lạnh độc lập, công nghệ làm lạnh NeoFrost của Beko duy trì độ ẩm ở mức tối ưu, lên đến 90% trong ngăn giữ lạnh, giữ thực phẩm tươi ngon. Ngoài ra, 2 dàn lạnh độc lập ngăn việc truyền mùi giữa hai ngăn, mẹ sẽ không còn lo cốc sữa của bé vương mùi hải sản hay thịt sống nữa. Trong khi đó, công nghệ ánh sáng xanh của tủ lạnh Beko sẽ giúp quá trình quang hợp tiếp tục được diễn ra trong tủ lạnh, giữ trái cây tươi và rau quả tươi ngon như vừa mới hái từ vườn, trong khi vẫn duy trì hương vị tự nhiên và dưỡng chất.

Chuẩn bị cho con những bữa ăn ngon đủ chất đâu quá khó phải không mẹ! Chỉ cần một chút sáng tạo trong công thức Beko cung cấp, chỉ cần một chút thời gian và sự yêu thương của mẹ, thế là bữa ăn nhanh của con được hoàn thành. Hãy để mỗi bữa ăn của bé thêm phần ngon miệng và ấm cúng với sự trợ giúp của Beko, mẹ nhé!

Bí quyết bổ sung dinh dưỡng mùa tựu trường cho bé - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Những bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng luôn sẵn sàng chờ bé về nhà!

Theo báo Dân Trí

Cách thiết kế phòng ngủ cho bé theo phong cách hiện đại.

Việc thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé không chỉ cần sự hợp lý về mặt bố cục mà còn phải thật sinh động nhằm thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo cho trẻ. Bởi đây không chỉ là nơi bé học tập, nghỉ ngơi mà còn là nơi vui chơi khơi dậy óc sáng tạo và khả năng khám phá phát triển của bé nhà bạn. Hãy cùng tham khảo những lựa chọn dưới đây để có được không gian nội thất phòng ngủ hiện đại phù hợp cho bé.

Đảm bảo sự an toàn

Lưu ý đầu tiên khi thiết kế phòng ngủ cho bé đó là sự an toàn. Từ cách lựa chọn chất liệu, cách bố trí đồ đạc cho đến kiểu dáng và kích thước từng món đồ nội thất đều phải đảm bảo an toàn. Theo đó, không nên để các đồ vật nội thất sắc nhọn hoặc có góc cạnh như sắt, nhôm, kính…

Bằng cách khác, bạn có thể sử dụng gỗ bo tròn cạnh, tạo những đường cong mềm mại, sử dụng gioăng cao su bo tròn các góc bàn, góc giường để giảm tối đa thương tích khi không may va chạm khiến trẻ bị thương. Không nên treo đồ nặng lên tường, thiết kế ổ điện trên cao tránh xa tầm tay của trẻ.

Chất liệu sử dụng trong phòng ngủ cần êm ái, mang đến cho trẻ cảm giác dễ chịu, thoải mái khi sử dụng, điều đó có tác động không nhỏ đến tâm lý, tính cách của trẻ sau này.

Thiết kế nội thất sáng tạo

Khi thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé cần có sự sáng tạo, độc đáo để bé có được sự phát triển toàn diện. Về kiểu thiết kế này cần nắm được sở thích và tính cách của trẻ để có thể sáng tạo nên nhiều không gian khác nhau.

Màu sắc sinh động, họa tiết ngộ nghĩnh nhiều màu vẫn luôn là ưu tiên số 1 để phát triển thị giác, sự sáng tạo và hình thành tâm lý, tính cách vui tươi, cởi mở cho bé.

Tập trung vào chức năng

Khi nói đến thiết kế phong ngủ cho bé theo phong cách hiện đại. Cách bạn sử dụng không gian hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Những nội thất linh hoạt và có khả năng di chuyển được đánh giá rất cao. Vì vậy, hãy đầu tư vào những món đồ đa năng, có thể chuyển đổi để dễ dàng di chuyển và sắp xếp lại mọi thứ khi cần thiết.

Bố trí không gian khoa học, phù hợp

Các nội thất phòng ngủ cho bé cần được bố trí một cách hợp lý và khoa học, kích thước phù hợp với cơ thể của trẻ. Trang trí nội thất phòng ngủ cho bé cũng là một công trình nghệ thuật sáng tạo của các bậc phụ huynh và những người thiết kế. Căn phòng có mang đến cho bé cảm giác thích thú, vui tươi hay không chính là nhờ cách bố trí không gian nội thất trong phòng ngủ để mang đến cho bé không gian vui chơi, học tập, thư giãn phù hợp.

Bố trí ánh sáng hợp lý

Khi thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé, KTS luôn bố trí để căn phòng nhận được tối đa nguồn sáng từ thiên nhiên, thông gió tốt. Ngoài ra, phải có nguồn ánh sáng đủ lớn để mắt bé luôn ở trong trạng thái tốt nhất, căn phòng thiếu ánh sáng sẽ tác động tiêu cực đến đôi mắt của bé nhà bạn.

Màu sắc trẻ trung, tươi mới

Màu sắc không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho những thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé mà nó còn có tác động trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và hình thành tính cách của trẻ nhỏ. Do đó việc lựa chọn màu sắc cần được quan tâm một cách tối ưu và hợp lý.

Theo đó, màu sắc cần được tối ưu trang trí. Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng, có thể là bé trai hoặc bé gái ở những độ tuổi khác nhau nên cũng phải chọn những màu sắc khác nhau trong quá trình thiết kế.

Thông thường các mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé sẽ chia thành gam màu cho các bé gái và màu cho các bé trai để góp phần hình thành tư duy, tính cách của trẻ sau này. Để truyền tải được sự nữ tính, thơ mộng, nhẹ nhàng, những gam màu hồng nhạt, tím, trắng hồng… luôn được ưu tiên lựa chọn cho phòng ngủ bé gái. Còn đối với những bé trai thì nên lựa chọn những gam màu như cam, xám, xanh dương…

Có thể nói, thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em hiện đại, khoa học, gọn gàng không những là nơi để ngủ mà còn trở thành không gian sinh hoạt như vui chơi, giải trí phát triển thể chất cho trẻ.

Theo báo Xây Dựng – Đoan Trang (Ảnh: Internet)

Học dưới ánh đèn đường.

Nhà của Bùi Thanh Nguyệt (cựu học sinh Trường THPT Phạm Văn Đồng) nằm ở một xóm nghèo ven biển thuộc ngoại ô TP Nha Trang, Khánh Hòa.

Học dưới ánh đèn đường - Ảnh 1.

Từ nhỏ Nguyệt đã đam mê vẽ tranh – Ảnh: Đ.CƯƠNG

Nguyệt là học sinh rất năng động, học giỏi và khéo tay, chủ động tham gia các chương trình, hoạt động của trường, lớp. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn biết vươn lên trong học tập.

Cô LƯƠNG THỊ PHÚC (giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Trường THPT Phạm Văn Đồng)

Gọi là nhà nhưng thực chất mái ấm của cả gia đình Nguyệt chỉ được dựng từ vài tấm tôn cũ, vài cành cây khô và 3 – 4 lớp bạt phủ chằng chịt trên mái.

Bao nhiêu tiền đổ hết vào thuốc men

Trở về nhà sau một tháng nhập học, gương mặt của cô tân sinh viên thể hiện rõ sự âu lo. Số tiền sinh hoạt và học phí ít ỏi cả nhà lo cho trước hôm nhập học đã hết. Phần lớn số tiền đã phải chi cho học phí học kỳ I, Nguyệt cố chi tiêu dè sẻn nhưng cũng chỉ được vài hôm.

Mấy tháng nay, mẹ của Nguyệt, bà Phan Thị Thu Vân chỉ quanh quẩn ở nhà. Bà không còn đi nhặt ve chai được như mọi hôm. Cánh tay phải mới bị gãy sau hôm bà chở cu út đi học. Số tiền còn lại không đủ để lo phẫu thuật, nên người mẹ già đành phải đi khám thầy lang.

Bó tới bó lui mấy lượt thuốc nhưng mãi chẳng thấy đỡ, gương mặt bà Vân cũng vì thế mà tái sạm đi vì lo.

“Năm nay được 4 tháng mùa hái rong nho mà cũng bị mất mùa, hai vợ chồng chẳng kiếm được mấy. Tay tôi thì lại thế này, nên tiền lo cho em nó đi học cũng phải đi vay mượn người quen. Sắp tới em nó đi học lại, hai vợ chồng còn chưa biết phải xoay xở tiền như thế nào” – bà Vân ghé tai nói nhỏ với phóng viên.

Ba của Nguyệt, ông Bùi Văn Phăng mắc chứng tâm thần phân liệt. Ông làm bảo vệ trông coi khuôn viên cho một công ty, nhưng vì tinh thần không ổn định nên đi làm “bữa đực bữa cái”.

Cứ hễ ông Phăng đi làm về, Nguyệt lại phải lật đật chạy đi lấy thuốc an thần pha với nước C sủi cho ba uống. Nguyệt kể cách đây hơn chục năm, cả nhà khi ấy còn chưa biết ba bị bệnh. 

Ông Phăng lên cơn thường xuyên, càng lúc càng hay chửi bới, đập phá đồ đạc trong nhà. Căn nhà hiện tại thậm chí đã là căn nhà thứ 3 của gia đình Nguyệt. Hai căn trước, căn thì bị đập phá, căn thì bị ba Phăng châm lửa thiêu trụi trong những lần lên cơn.

Thấy ông Phăng bệnh nặng quá, cả nhà phải bán mảnh đất cắm dùi duy nhất để chạy chữa. Sau khi 19 triệu đồng tiền bán đất đã cạn, ba mẹ con đành bấm bụng đưa ông về nhà cho uống thuốc an thần qua ngày. Thu nhập hằng ngày kiếm được bao nhiêu đều đổ cả vào tiền thuốc men. Kinh tế gia đình vì thế mà ngày một khó khăn hơn.

Thức trắng đêm trong ánh đèn dầu

Biết gia đình nghèo, ba mẹ lại hay ốm bệnh, Nguyệt từ nhỏ đã biết tự giác học hành. Từ năm 2016 trở về trước, nhà của Nguyệt thậm chí còn chưa có điện kéo về. 

Hai chị em Nguyệt đêm nào cũng phải thức trắng học bài trong ánh đèn dầu. Thời gian sau, ba Nguyệt đau đầu, không chịu được mùi đèn dầu, hai chị em đành phải kéo nhau ra một căn miếu nhỏ có đèn thắp le lói để học.

Học đèn miếu đến 8h tối thì hai chị em phải chuyển địa điểm vì chủ miếu tắt đèn đi ngủ. Trụ đèn đường trước nhà từ đó trở thành góc học tập thường xuyên của hai chị em. Có đêm, cậu em mệt mỏi đòi trở về ngủ, nhưng chị Nguyệt khi ấy vẫn quyết tâm ngồi lại học. Thấy con gái miệt mài học đến tận 2h sáng, bà Vân thành ra cũng không dám ngủ mà phải thức theo để coi con học.

Chăm chỉ học nên suốt 12 năm, Nguyệt luôn là học sinh khá giỏi của trường. Ngoài học giỏi, cô bé đặc biệt còn vẽ đẹp và đam mê vẽ. Ngay từ bé, những bức vẽ về các nhân vật truyện tranh hay chân dung bạn bè luôn khiến Nguyệt vẽ quên cả thời gian. Ước mơ về các ngành thiết kế, mỹ thuật cũng được nhen nhóm từ đó.

Vừa qua, khi biết con gái trúng tuyển vào ngành thiết kế đồ họa ĐH Văn Lang, bà Vân chỉ dám mừng một nửa. Bà lo con gái học ở TP.HCM sẽ rất tốn kém, gia đình có thể sẽ không lo được đến khi Nguyệt học xong 4 năm.

Học kỳ 1 chưa bắt đầu, nhưng Nguyệt và mẹ lúc này đã thấy “choáng” trước các khoản đóng góp. Ngồi bên mẹ, cô bé tâm sự: “Mẹ ráng lo cho con tiền học phí, vô Sài Gòn vài tháng con sẽ kiếm được việc làm thêm để lo tiền ăn ở. Học ngành này tốn kém lắm nhưng con sẽ cố. Mẹ phải tin ở con”.

Theo Tuổi trẻ online – Đình Cương

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like.

Không chỉ nổi tiếng với bề dày thành tích và lịch sử lâu đời, nhiều ngôi trường đại học (ĐH) trên khắp thế giới khiến bất cứ ai cũng ngưỡng mộ vì sở hữu khuôn viên và nét kiến trúc đẹp như trong phim ảnh. Thậm chí chỉ thoạt nhìn vẻ bề ngoài, nhiều người không nghĩ đây là môi trường học tập của biết bao thế hệ sinh viên.

Dưới đây chính là 16 đại diện được đánh giá là đẹp nhất trên thế giới mà bạn nên biết đến một lần trong đời!

1. ĐH Harvard (Mỹ)

Được thành lập vào năm 1636, Harvard được mệnh danh là một trong những trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới. Những tòa nhà gạch đỏ mang tính biểu tượng ở đây từ lâu đã tạo nên thương hiệu kiến trúc – công trình tuyệt vời bên cạnh chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 1.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 1.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 1.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 1.

Ảnh: @roy_imantaka, @x7kings

2. ĐH Cambridge (Anh)

Viện ĐH Cambridge ở Anh từ lâu đã nổi danh là một trong những ngôi trường tốt nhất trên thế giới được thành lập từ năm 1209, cũng là trường ĐH lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động. Ngôi trường sở hữu khuôn viên với lối kiến trúc đẹp như tranh vẽ với dòng sông Cam lượn quanh đầy thơ mộng.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 2.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 2.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 2.

Ảnh: @j_goldilocks, @cambridgeuniversity

3. ĐH Royal Holloway (Anh)

Royal Holloway là trường ĐH trực thuộc ĐH London (Anh), nổi bật với tòa nhà bằng gạch đỏ ấn tượng được xây dựng theo mô hình tòa lâu đài Chambord nổi tiếng ở Pháp. Đây cũng được xem là một trong những trường đại học đẹp nhất nước Anh cũng như trên thế giới.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 3.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 3.

Ảnh: @imayasi, @pimee31

4. ĐH Yale (Mỹ)

Tọa lạc ở thành phố New Haven, bang Connecticut, ĐH Yale nổi tiếng với phong cách kiến trúc Gothic thời Phục hưng và bức tượng Ivy League. Các tòa nhà trong trường được thiết kế bởi những kiến trúc sư nổi tiếng bậc nhất. Đây cũng là 1 trong 3 viện ĐH lâu đời nhất Hoa Kỳ.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 4.

5. ĐH Oxford (Anh)

Oxford là viện ĐH lâu đời nhất tại các nước nói tiếng Anh và lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới. Với bề dày lịch sử như vậy, trường được coi là biểu tượng cho các thời kỳ phát triển của kiến trúc. ĐH Christ Church của Oxford chính là đại sảnh đường trong series phim nổi tiếng Harry Potter.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 5.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 5.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 5.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 5.

Ảnh: @valentinaa.hc, @runnwhey, @siuchingyun

6. ĐH Quốc gia Lomonosov (Nga)

ĐH Quốc gia Lomonosov ở thủ đô Moscow của Nga là trường ĐH lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga được thành lập từ năm 1755. Ngôi trường gây ấn tượng mạnh nhờ tòa nhà chính với đỉnh nhọn kéo dài, cũng là tòa nhà đại học cao nhất trên thế giới.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 6.

7. ĐH Stanford (Mỹ)

Viện Đại học Leland Stanford Junior được xem là một trong những trường có khuôn viên rộng nhất thế giới với tổng diện tích lên đến hơn 33km vuông, tọa lạc ở California. Trường nổi tiếng với những thảm cỏ xanh trải dài, con đường đẹp như trong phim cùng những vườn hoa rực rỡ.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 7.

@nsaideep9

8. ĐH Bologna (Ý)

Thành lập từ năm 1088 và được xem là trường ĐH lâu đời nhất thế giới hoạt động liên tục từ khi thành lập cho đến nay, mọi góc chụp ở trường đều cho ra hình sống ảo đẹp xuất sắc, đặc biệt là tòa lâu đài cổ Viale del Risorgimento.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 8.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 8.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 8.

Ảnh: @tazzie_j, @shelestveronika, @amandaisabroad

9. ĐH Tự trị Quốc gia (Mexico)

ĐH Tự trị Quốc gia Mexico (Universidad Nacional Autónoma de México, tên viết tắt UNAM) sở hữu khuôn viên được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2007. Được thành lập từ năm 1910, ngôi trường được thiết kế bởi những kiến trúc sư lừng danh bậc nhất Mexico, hỏi sao mà không đẹp cho được!

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 9.

10. ĐH Coimbra (Bồ Đào Nha)

Coimbra là ngôi trường đại học lâu đời nhất ở Bồ Đào Nha với lịch sử hoạt động từ thế kỷ thứ 7. Trường nổi tiếng với các bức tượng nằm rải rác trong khuôn viên. Thư viện Joanina của Coimbra cũng được xem là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 10.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 10.

Ảnh: @margaridaf_o, @biancaaraujop

11. ĐH St Andrews (Scotland)

St Andrews là trường đại học đầu tiên của Scotland được xây dựng từ năm 1410 đến 1413. Khuôn viên của trường đẹp hệt cổ tích với những tòa nhà cổ thơ mộng trên thảm cỏ xanh mướt. Đây cũng là nơi chứng kiến tình yêu đẹp giữa Hoàng tử William và Công nương Kate.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 11.

12. ĐH Katholieke Leuven (Bỉ)

Được thành lập vào năm 1425, Katholieke Leuven là trường ĐH lớn nhất nước Bỉ và cũng là một trong những trường lâu đời nhất ở châu Âu. Tòa nhà chính tráng lệ của Katholieke Leuven thực chất là một tòa lâu đài được xây từ thế kỷ thứ 15.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 12.
16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 12.

Ảnh: @ulie.iam

13. ĐH Queen Belfast (Anh)

Trường ĐH ở vương quốc Anh này có hơn 300 tòa nhà, nổi tiếng nhất là tòa Lanyon mở cửa từ năm 1849 và được thiết kế theo phong cách kiến trúc Tudor Gothic.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 13.

@caoimhecurrann

14. ĐH Salamanca (Tây Ban Nha)

Salamanca là trường ĐH lâu đời nhất ở Tây Ban Nha. Trường nổi tiếng với kiến trúc Baroque, cũng là nơi sở hữu thư viện đẹp bậc nhất trên thế giới.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 14.

@ruben_valente

15. ĐH Trinity (Ireland)

Tòa nhà mang tính biểu tượng của trường ĐH lâu đời nhất Ireland này vốn là một thư viện cổ, được nữ hoàng Elizabeth thành lập vào năm 1592 theo phong cách Baroque.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 15.

@travelandleisure

16. ĐH École Nationale Supérieure des Beaux-Arts (Pháp)

Là một trường đại học về mỹ thuật danh tiếng nhất nước Pháp, thật không ngạc nhiên khi nơi đây lại đẹp đến vậy. Viên ngọc quý của trường là Palais des Études với nhiều bức tượng đồng, các bức tranh theo phong cách La Mã và khuôn viên sân rộng rãi.

16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like - Ảnh 16.

@jonathanokoronkwo

Theo Kenh14.net

Căn hộ Hà Nội ‘biến’ thành nhà 2 tầng.

Trần nhà bằng gỗ, mái dốc khiến người tới cảm giác đây là một ngôi nhà hơn là căn hộ.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Căn hộ chung cư rộng 103 m2 tại Hà Nội là tổ ấm của một cặp vợ chồng trẻ cùng hai con nhỏ. Trần nhà bằng gỗ và dốc khiến người bước vào không gian này có cảm giác giống như vào một ngôi nhà hơn là một căn hộ chung cư thông thường.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Các con đều ở tuổi mầm non nên chủ nhà muốn có không gian “để cho bọn trẻ được chạy nhảy!”. Tận dụng chiều cao thông thủy 4,1m, các kiến trúc sư Vũ Nam Sơn, Vũ Quỳnh Giao, Hoàng Minh Đạo (Fe Atelier) chia không gian đứng thành một trệt và một gác lửng, đồng thời bố trí tại mỗi tầng đều có chỗ chơi cho trẻ.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Tại trệt, các vị trí chức năng như bếp, phòng khách được thu gọn lại để tạo thành khoảng không gian trung tâm rộng rãi cho những đứa trẻ vui đùa, đạp xe, trốn tìm.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Để tiết kiệm diện tích, đảo bếp kiêm luôn chức năng bàn ăn và kệ tủ để đồ.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Một khoảng trần nhà của trệt (phía trên hành lang nối giữa phòng khách và bếp) cũng là sàn nhà của gác lửng được làm bằng kính cường lực, để bố mẹ dù đọc sách hay nấu nướng cũng dễ dàng theo dõi con đang chơi.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Không gian nhỏ trên gác xép hiện tại là khu vui chơi nhưng trong tương lai sẽ trở thành một phòng ngủ cho trẻ khi chúng lớn. Ngoài góc sàn kính, không gian này có ô cửa vòm giúp gia tăng ánh sáng tự nhiên đồng thời để những đứa trẻ dễ dàng nhìn và nghe thấy cha mẹ để an tâm vui chơi.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Bất kỳ ngóc ngách nào trong nhà cũng có thể biến thành chỗ vui chơi cho con trẻ.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Chủ nhà hướng tới lối sống tối giản, nột thất trong nhà chỉ là những món đồ thiết yếu, nhờ thế dù có con nhỏ nhưng không gian chung vẫn gọn gàng. Đồ trang trí cũng được tiết chế, chỉ cần một chậu cây nhỏ làm điểm nhấn.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Phòng ngủ gần như trống trơn, vì chủ nhà không muốn xuất hiện quá nhiều tủ đồ trong phòng ngủ.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Kiến trúc sư đã thiết kế khu vực gác lửng có phòng thay và chứa quần áo thay thế. Dù ở trệt hay gác, các không gian trong nhà đều cố gắng tận dụng thật nhiều ánh sáng tự nhiên.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Bản vẽ mặt bằng hiện trạng.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Bản vẽ mặt bằng trệt.

Căn hộ Hà Nội 'biến' thành nhà 2 tầng

Bản vẽ mặt bằng gác lửng.

Theo vnexpress – Thái Bình, Hoàng Đạo

7 món nội thất mang về phí tiền, nhà nghèo còn đi vay để mua.

Những ngôi nhà chật thường phải tận dụng tối đa không gian sống để lắp đặt các kệ, tủ gỗ, nhằm tiết kiệm diện tích cho căn nhà. Tuy nhiên, có 1 sự thật là không phải ở đâu cũng cần lắp kệ.

Có những món đồ dùng tưởng chừng khá đắt tiền nhưng thực tế lại chẳng mang lại công dụng gì và công việc của bạn là cân nhắc xem món đồ nào mà nhà bạn không thể thiếu, loại nào nhất thiết phải có. Dưới đây là danh sách 7 đồ nội thất và thiết kế đừng nên phí tiền “tậu” về nhà kẻo sau lại hối hận vì chẳng sử dụng mà chúng lại mang đến nhiều phiền toái cho gia đình.

1. Trần thạch cao chiếu sáng

7 mon noi that mang ve phi tien, nha ngheo con di vay de mua

Không ít gia đình hiện nay lựa chọn mẫu thiết kế trần thạch cao xung quanh trần nhà, có lắp đèn led để chiếu sáng cho các phòng trong nhà, đặc biệt là phòng khách.

Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, đây là một trong những thiết kế được xem là khá phí tiền của gia chủ, bởi lẽ để lắp đặt hệ thống đèn này bạn sẽ phải thay đổi cả thiết kế của trần nhà, những khe hở để bóng đèn chiếu sáng vô tình trở thành hang ổ cho côn trùng, muỗi gián,… Chưa kể, tuổi thọ của những bóng đèn led của hệ thống khá ngắn, đòi hỏi phải thay thường xuyên, tốn thêm chi phí và gây bất tiện cho gia chủ.

2. Tủ, kệ ban công

7 mon noi that mang ve phi tien, nha ngheo con di vay de mua-Hinh-2

Những ngôi nhà chật thường phải tận dụng tối đa không gian sống để lắp đặt các kệ, tủ gỗ, nhằm tiết kiệm diện tích cho căn nhà. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn cần tận dụng cả… ban công để lắp đặt tủ, kệ gỗ.

Tủ lắp ngoài ban công gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ của ngôi nhà, tủ thường xuyên bị khói bụi, ánh nắng mặt trời tác động vào, chưa nói đến những món đồ để trong tủ mà ngay cả chất lượng tủ cũng sẽ khiến bạn tự cảm thấy đã quá lãng phí vào một thứ đồ nội thất không hợp lý.

3. Bộ đôi tủ kê đầu giường – bộ đôi đèn để bàn

7 mon noi that mang ve phi tien, nha ngheo con di vay de mua-Hinh-3

Đừng mù quáng tin lời những người bán hàng và mua những thứ mà chắc chắn bạn sẽ không cần dùng, ví dụ như bộ 2 tủ kê đầu giường hay 2 chiếc đèn ngủ giống nhau. Liệu hai bên đầu giường nhà bạn có cần cùng một loại tủ cất trữ đồ? Hay cùng một kiểu đèn ngủ? Hãy tỉnh táo và trở thành người mua hàng thông minh nhé.

4. Băng ghế cuối giường

Khi đi sắm đồ nội thất, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một băng ghế dài được đặt cuối giường, cùng bộ với chiếc giường bạn đang định mua, vô tình bạn cứ nghĩ rằng chúng thực sự cần thiết và chẳng ngần ngại chi tiền mua. Nhưng thực tế, băng ghế chân giường là một đồ nội thất vô cùng vướng víu và không tiện lợi, nó không có bất kì một tác dụng nào khác ngoài để đặt vài thứ đồ lặt vặt cá nhân.

Ngoài việc dùng để đặt một vài đồ dùng cá nhân lặt vặt chưa biết xếp vào đâu thì băng ghế chân giường trở nên hoàn toàn vô dụng, vô vị và nó không có bất kì một tác dụng nào khác.

5. Lớp ga trải giường thứ hai

Thông thường, chúng ta không nằm tiếp xúc trực tiếp với đệm mà trải một tấm ga trải giường bao phủ lên trên đệm. Đây được gọi là lớp ga trải giường thứ nhất. Với nhiều gia đình, thậm chí người dùng còn thường trải thêm một tấm vải nữa (gọi là lớp ga thứ hai) lên trên lớp ga thứ nhất.

Tuy nhiên, việc bỏ bớt 1 lớp ga trải giường chẳng khiến giấc ngủ của bạn kém thoải mái chút nào, còn giúp bạn bớt vất vả hơn khi vệ sinh ga giường định kỳ.

6. Máy chạy bộ

Nếu bạn đang phân vân về việc có nên sắm riêng một chiếc máy chạy bộ về nhà và tự tập chạy tại nhà thì có lẽ bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định. Bởi lẽ, máy chạy bộ là một thiết bị không hề rẻ tiền, lại chiếm khá nhiều diện tích trong nhà, và bạn có dám chắc rằng khi tập ở nhà, động lực của bạn sẽ không bị ảnh hưởng không?

Chi phí mua, bảo dưỡng định kỳ cũng như sửa chữa khi hỏng của máy chạy bộ khi cần thiết chiếm một số tiền không nhỏ.

Sự bất tiện lớn nhất chắc chắn là việc bảo hành, sữa chữa máy khi việc vận động mạnh trong các hoạt động khiến kiểu máy này luôn được đặt trong tình trạng đáng báo động.

7. Đủ bộ tất cả các loại dao

Nếu không phải là một đầu bếp chuyên nghiệp hay quá thường xuyên nấu những món phức tạp, thì tốt nhất bạn chỉ nên mua những loại dao cần thiết thay vì cả bộ tất cả các loại dao. Một bộ sưu tập đủ các loại dao chưa chắc bạn đã sử dụng hết mà còn khá tốn diện tích trong khu vực để đồ dùng tại gian bếp của bạn.

Theo thoidaiplus/ GiadinhNet